.:::Crazy-Pro 4rum:::.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Welcome to Crazy-Pro 4rum!!!
 
Trang ChínhPortalliTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Định lý Pytago

Go down 
Tác giảThông điệp
R3d d3vils
CP-mem nhiều thành tích
CP-mem nhiều thành tích
R3d d3vils


Nữ
Tổng số bài gửi : 749
Age : 29
Location : a1 class
Tâm trạng : hưng phấn dzo cùng :))
Việc làm part-time : Bác sỹ tâm lý
Việc làm part-time 2 : Luật sư
Registration date : 03/01/2008

CP-E
CP-E:
Định lý Pytago Left_bar_bleue50/50Định lý Pytago Empty_bar_bleue  (50/50)

Định lý Pytago Empty
Bài gửiTiêu đề: Định lý Pytago   Định lý Pytago I_icon_minitimeSun Jan 06, 2008 3:59 pm

Trong toán học, định lý Pytago (còn gọi là định lý Pythagore theo tiếng Pháp hay định lý Pythagoras theo tiếng Anh) là một liên hệ trong hình học phẳng giữa ba cạnh của một tam giác vuông.

Định lý này được đặt tên theo nhà triết học và nhà toán học Hy Lạp Pytago sống vào thế kỷ 6 TCN, mặc dù định lý toán học này đã được biết đến bởi các nhà toán học Ấn Độ (trong quyển Sulbasutra của Baudhayana và Katyayana), Hy Lạp, Trung Quốc và Babylon từ nhiều thế kỷ trước.

Hai cách chứng minh cổ nhất của định lý Pytago được cho là nằm trong quyển Chu bễ toán kinh (周髀算经) khoảng năm 500 đến 200 TCN và Các nguyên tố của Euclid khoảng 300 năm TCN.

_Định lý
Cách phát biểu của Euclid:

Tổng diện tích của hai hình vuông vẽ trên cạnh kề của một tam giác vuông bằng diện tích hình vuông vẽ trên cạnh huyền của tam giác này.
Một tam giác vuông là một tam giác có một góc vuông; các cạnh kề của nó là các cạnh tạo nên góc vuông; cạnh huyền là cạnh đối diện với góc vuông. Trong hình vẽ dưới, a và b là các cạnh kề, c là cạnh huyền:

Pytago đã phát biểu định lý mang tên ông trong cách nhìn của hình học phẳng thông qua:

Diện tích hình vuông tím bằng tổng diện tích hình vuông đỏ và xanh lam.
Tương tự, quyển Sulbasutra chép:

Một dây thừng nối dọc đường chéo hình chữ nhật tạo ra một diện tích bằng tổng diện tích tạo ra từ cạnh ngang và cạnh dọc của hình chữ nhật đó.
Dùng đại số sơ cấp hay hình học đại số, có thể viết định lý Pytago dưới dạng hiện đại, chú ý rằng diện tích một hình vuông bằng bình phương độ dài của cạnh hình vuông đó:

Nếu một tam giác vuông có cạnh kề dài bằng a và b và cạnh huyền dài c, thì a2 + b2 = c2

_Định lý đảo:
Định lý đảo Pytago phát biểu là:

Cho ba số thực dương a, b, và c thỏa mãn a2 + b2 = c2, tồn tại một tam giác có các cạnh là a, b và c, và góc giữa a và b là một góc vuông.
Định lý đảo này cũng xuất hiện trong quyển Các nguyên tố và được phát biểu bởi Euclid là:

Nếu bình phương của một cạnh của một tam giác bằng tổng bình phương hai cạnh kia, thì tam giác có góc nằm giữa hai cạnh nhỏ là góc vuông.
_Định lý tổng quát:

Kết hợp cả định lý thuận và đảo, có thể viết định lý Pytago dưới dạng:

Một tam giác có ba cạnh a, b và c, thì nó là tam giác vuông với góc vuông giữa a và b khi và chỉ khi a2 + b2=ab2
Sử dụng bất đẳng thức tam giác của các véctơ, định lý Pytago trở thành trường hợp đẳng thức của bất đẳng thức tam giác:


tương đương
Nguồn:wikipedia
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/ngoisao760
 
Định lý Pytago
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:::Crazy-Pro 4rum:::. :: Crazy-Class :: Góc học tập :: KHTN :: Toán-
Chuyển đến